Wednesday, November 14, 2007
King of Tharsh Metal
1 bài viết kinh điển made in Vietnam .Tớ xin mạn phép cop lại từ cafe-rock của tác giả rockarolla
Bài này đc viết từ cách đây khá lâu ,chắc khối người đã từng đọc qua rùi
Dù muốn hay không, cũng phải công nhận rằng Metallica là một tượng đài sừng sững của ThrashMetal cũng như Metal nói chung.
Kill 'em All (1983) -------------------
Album đầu tay của Metallica đã làm choáng ngợp cả thế giới metal với những cú riff nghiến rít đầy tốc độ kèm theo là những lời ca đầy ý nghĩa và một thứ năng lượng mà ít có band nhạc nào thời đó có thể chuyển tải được, mặc dù phong cách sáng tác tương tự như Diamond Head và chịu nhiều ảnh hửơng của Motorhead. (hê hê xem trong VCD thời kỳ này thấy Metallica trả lời phỏng vấn: James không ngưỡng mộ ai cả, Lars khoái Diamond Head, Dave Mustaine thích Motorhead, còn Cliff thì chọn Black Sabbath cùng ZZTOP)
Với album được thai nghén trong gần 1 năm này, Metallica đã trình làng với một phong cách thật ấn tượng. Mặc dù thời gian này còn chưa hoàn chỉnh về nhân sự nhưng nhưng đã có nhiều bài hát kinh điển cho tới tận giờ như "The Four Horseman". Hẹ hẹ, bài hát này cũng được Dave Mustaine (sau bị đuổi vì tật nghiện rươu) chuyển đổi thành bài "Mechanix" xài bởi band mới Megadeth của hắn ta. Trong khi "Seek and Destroy" là bài tập trung chủ đề chính của album. KEA cũng đánh dấu bước khởi đầu của chuỗi những bài hát phản chiến của Metallica, mà có thể lấy các tác phẩm "For Whom The Bell Tolls", "One", Disposable Heroes"... là ví dụ tiêu biểu. Nhưng trong KEA có lẽ tao khoái nhất "Anesthesia(Pulling Teeth)", một bản sôlô bass trầm bổng của Cliff Burton. Khà khà, tao khoái bass nên có đôi chút thiên vị như vậy, và chắc chắn sẽ có nhiều đứa mê "Seek And Destroy" vặt tao chết. Hẹ hẹ.
Bang your head against the stage
Like you never did before
Make it ring, Make it bleed
Make it really sore-----Whiplash
Ride The Lightning-1983 -------------------------
Album thứ 2 của 'Tallica, phát hành sau KEA một năm. Right The Lightning được mở đầu bằng bài hát cùng tên, và vẫn giữ phong cách hung hăng cùng lời ca thông minh thậm chí còn đen tối hơn album trước. Bài hát mô tả những suy nghĩ cuối cùng của một người bị kết án tử hình, dấy lên những câu hỏi về tính nhân bản và đạo đức của bản án tử hình. Nhưng có lẽ những bài hát ác chiến nhất phải kể đến "For Whom The Bell Tolls" và "Fade To Black", mà bất cứ cu nghe rock nào cũng phải biết đến.
"For Whom The Bell Tolls" được đặt theo tên cuốn tiểu thuyết "Chuông nguyện hồn ai" nổi tiếng của nhà văn Ernest Hemmingway trong thời kỳ Thế chiến thứ I. Kế tục những bài hát phản chiến trước đó, trong tác phẩm này lại vẽ ra 1 bức tranh về ngu ngốc của chiến tranh cùng cái ý thích giết chóc để thoả mãn tham vọng của 1 cá nhân nào đó. Nhưng chính "Fade to Black" mới làm sửng sốt thế giới metal lúc đó. Liệu có thể một ban nhạc rock mới nổi lại có thể là cha đẻ của một bản ballad hay đến như vậy? Mặc dù có những ý kiến chỉ trích rằng "Fade to Black" (Ngả màu tăm tối") cổ súy cho trào lưu tự sát, nhưng chính các fan (hè hè, trong đó có tao) lại cho rằng bài hát thực ra lại giúp đỡ họ vượt qua những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc sống. Mỗi bài hát đề cập đến vẫn đề này đều là con dao hai lưỡi, nếu không hiểu đúng là có tác dụng tiêu cực như chơi (hẹ hẹ, thèng marduk nhớ cho, không được dùng nick SuicideSolution nữa nhé). Bài này được sáng tác khi thiết bị khuyếch âm của ban nhạc bị đạo chích hỏi thăm, cũng không rõ có thành viên nào của Metallica có ý định tự sát không, như thực sự Fade đã làm nổ tung cả thế giới metal thời đó.
Một bài hát được ưa chuông khác là "Creeping Death" lại lấy ý tưởng từ ngày Lễ phục sinh và những trận dịch bệnh hoành hoành trong thế giới của các pharaông Ai Cập cổ đại. Album tuyệt vời này được kết thúc bởi 1 bản nhạc cụ (instrumental) "The Call of Ktulu" cũng tuyệt vời không kém. Bài này được truyền cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn chuyên viết truyện kinh dị HP Lovecraft. Kirk và Cliff lại rất khoái những cuốn truyện của lão này, đã cố thuyết phục các thành viên còn lại... và thành công.
No one but me can save myself for it's too late
Now I can't think, think why I should even try
Yesterday seems as though it never existed
Death greets me warm, now I will just say goodbye.
Goodbye-----Fade to Black
Master Of Puppets - 1986 ---------------------
Album thứ ba của Metallica được nhiều người coi là album hay nhất của họ, một trong những album đỉnh cao của thrashmetal (hà hà hà, mặc dù vẫn có ý kiến khác, như tao thích RTLN hơn). Với Master, Metallica đã thực sự nổi bật lên như 1 hiện tượng trong làng metal, tuy nhiên vẫn chưa thực sự được các nhà băng đĩa hàng đầu chú ý vì độ dài các bài hát. (hẹ hẹ nhưng lại là 1 trong những yếu tố mà các TallicaFan tôn sùng, riêng tao, ước gì bản instrumetal đầy phẫn nộ To Live is To Die cứ kéo dài mãi, khà khà). Mở đầu là Battery, một bài hát rất được ưa chuộng trong các buổi hoà nhạc, ngay sau đó là tác bài hát mang tên album - Master Of Puppets. Đây thực sự là một cuộc tổng tất công vào màng nhĩ của người nghe với tốc độ nhiều lúc lên tới không tưởng. Nó còn dành cho các fan 1 cảm giác nghỉ ngơi giả tạo lúc giữa bài trước khi lại bùng lên dữ dội, miêu tả sự ma lực khủng khiếp của ma tuý... cần sa thực sự là ông chủ của những con rối - con nghiện. (hẹ hẹ ơ nhưng mà Master cũng khiến tao bị mê hoặc hoàn toàn, giựt giựt như những con rối nhưng mà tao có nghiện đâu nhỉ?).
Laught out loud
Trong album này, Metallica cũng tung ra một bài nữa dựa theo tác phẩm kinh dị của lão Lovecraft đã kể trên, đó là "The Thing That Should Not Be". Và một bài hát phản chiến nữa cũng được thêm vào danh sách. "Disposable Heroes" - một câu chuyện kể về sự giân dữ và bị ép buộc của một người đàn ông còn cả 1 cuộc đời phía trước nhưng lại bị đưa đi làm một vật cống nạp cho chiến tranh. Album cũng ghi nhận một "Welcome Home" cùng một cống hiến vĩ đại nhất của Cliff Burton - bản nhạc cụ "Orion" - với tiếng bass là chủ đạo. (Tao có cảm giác bản instrumental nào của Metallica cũng rất hay). Nhưng tiếc thay, Master Of Puppets cũng chính là album cuối cùng của Cliff. Hic, trong một chuyến lưu diễn tại Thuỵ Điển, chiếc xe bus chở ban nhạc đã lật nhào, ngay lập tức đã mang đi một trong những tay bass kiệt xuất trong lịch sử nhạc rock. Nhưng Metallica vẫn đứng vững trước sự mất mát quá lớn này, và họ nhận ra rằng ở thế giới bên kia Cliff cũng muốn họ tiếp tục như vậy. Ban nhạc thu nạp thêm tay bass Jason Newsted (giọng khàn ****) từ Flotsam&Jetsam (cũng rất nổi tiếng) để lấp vào khoảng trống này. Trong khoản thời gian trên, Garage Days Re-Revisited được thu thanh năm 87 như là một thử nghiệm để giúp Jason vào guồng cùng với cả ban nhạc.
Back to the front!-----Disposable Heroes
...And Justice For All - 1988 -------------------------
Sau cái chết đầy mất mát của Cliff, các chàng trai của chúng ta đã vượt qua được thời kỳ khó khăn đánh dấu bởi sự ra đời của "...And Justice For All", một album mang chút hơi hướng black, đầy hận thù và có như tư tưởng đi ngược lại những chuẩn mực của luật pháp. "Blackened" mở đầu album với một tiếng nổ lớn lạ lùng phản ánh việc loài người đã tàn phá hành tinh này như thế nào và qua đó cũng chính là đào hố tự chôn mình. Ngay sau đó là bài hát mang tựa đề của album "...And Justice For All" là trộn lẫn của sự mỉa mai cũng như phản đối lại cái chính phủ đang bị đồng dollar sai khiến, nơi mà đồng tiền có thể mua được công lý. Chất metal được tiếp tục bằng bản "Eye of The Beholder", qua đó bộc lộ thói đạo đức giả của sự sửa đổi luật pháp vừa xảy ra tại nước Mỹ lúc đó, sự sửa đổi mà bề ngoài hứa hẹn đảm bảo quyền tự do ngôn luận, nhưng thực sự lại bị kiểm duyệt và hạn chế.
Cũng trong album này, Metallica tung ra bản ballad thứ 2 của họ - One.... Đây có lẽ là bài hát được biết đến nhiều nhất trong danh sách các bài hát phản chiến.... kể về câu chuyện của 1 người lính được trả về từ chiến trường, với sự trống rỗng về tâm hồn... bị bỏ rơi một mình trong cái vỏ bọc của thân xác. Bài hát này cũng là video đầu tiên của ban nhạc, trong video có sử dụng các hình ảnh của bộ phim "Johnny's Got his Gun" - một bộ phim có cùng nội dung với bài hát (hẹ hẹ, không phải Janie's got a Gun đâu nhé). Một cống hiến cuối cùng của Cliff Burton được ghi nhận trong "To Live is To Die", mặc dù Cliff đã chết vào thời điểm album được phát hành. Bài hát được viết nên từ rất nhiều các cú riff mà Cliff đã viết, và 1 đoạn lời ngắn trong bài cũng được lấy từ 1 bài thơ của anh. Tiêu đề của "To Live is To Die" tự thân cũng đã hàm ý rằng cái chết là một phần tất yếu của cuộc sống, và dường như nó cũng phản ánh tâm trạng của Metallica. Giữ hình ảnh của Cliff trong tâm khảm, nhưng họ vẫn phải tiếp tục tiến bước đến thành công...
"When a man lies, he murders some part of the world. These are the pale deaths which men miscall their lives. All this I cannot bear to witness any longer. Will not the kingdom of salvation take me home?"-----To Live is to Die, lời viết bởi Cliff Burton
Metallica - 1991 ---------------------
Album đoạt giải Grammy này đã quá nổi. Và nó cũng thực sử nổi lền phềnh trên top 100 của bảng xếp hạng Bilboard trong nhiều năm kể từ khi phát hành. Với album này, Metallica đã khiến metal thực sự được chú ý và nổi tiếng, một thành quả mà có lẽ chỉ Black Sabbath - ông tổ của metal - có được. Được biết đến với cái tên không chính thức là "Black Album" (ở Việt Nam gọi trống không là album 91, hẹ hẹ, nó đã sản sinh ra một loạt các tác phẩm xuất sắc (khà khà... mặc dù tao đụ khoái bằng 3 album trước). Chuỗi thành công này được khởi đầu bằng "Enter Sandman", rất hay mặc dù chỉ là một bản rock đơn giản, về cách chơi cũng như lời ca. Bài thứ hai, "Sad But True" nổi lên với những cú giật đột ngột khủng khiếp, trong đó James đóng vai một ma quỷ đang nói chuyện với một vật thể đã bị tước đoạt hết suy nghĩ và trở thành vật cống nạp vô tri vô giác. Môt hit nữa cùng "Nothing Else Matters" cũng lặng lẽ tiến vào các bảng xếp hạng là "The Unforgiven" (những kẻ không được tha thứ, kể về một người từ bé đã được dạy bảo chỉ để tuân lệnh và khi về già trở nên căm phẫn những ai đã ngăn cản không cho anh ta được làm chính mình.
Một bài hát được ưa thích khác là "Wherever I May Roam", trong đó hiện lên hình ảnh của một kẻ lang thang... và tâm hồn của hắn vẫn tiếp tục lang thang sau cái chết. Và thật kỳ lạ, niềm tin của Metallica vào nước Mỹ lại sống lại trong "Don't Tread On Me", một sự cổ suý cho nền quân sự quốc gia. Cái tên Don't Tread On Me được lấy từ các lá cờ trên các tàu Thuỷ quân trong thời kỳ cách mạng nước Mỹ. Cả cái hình con rắn trên bìa album cũng giống với hình trên những lá cờ này. Và cuối cùng, "The God That Failed" dường như là một bài hát cá nhân dành riêng cho James. Bằng việc kể một câu chuyện về cặp vợ chồng xuất thân từ gia đình Thiên chúa giáo đã chấp nhận những con của họ bị chết mà không nhờ đến y học chạy chữa, James qua đó đã giáng một đòn vào thứ Tôn giáo mà anh tin đã thực sự giết **** của James. (hẹ hẹ, gia đình James cũng có nguồn gốc Thiên chúa Giáo, và căn bệnh ung thư đã cướp đi ngừơi mẹ của James... mẹ anh từ chối sự chạy chữa và khăng khăng tin rằng rồi Chúa sẽ giúp bà.(?!). Bệnh tình ngày càng nặng, bà vẫn từ chối y học và đã chết.) Và trong trường hợp này chính là The God That Failed.
"I see faith in your eyes.
Never you hear the discouraging lies.
I hear faith in your cries.
Broken is the promise, betrayal.
The healing hand held back by the deepened nail.
Follow the God that failed."-----The God that Failed
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment