Wednesday, November 14, 2007

Iron Maiden - Heavy Metal không thể không nhắc tới

xx
Iron Maiden – Iron Maiden !



Iron Maiden, vâng cái tên đã quá quen thuộc trong làng Metal thế giới, 1 band nhạc tiêu biểu của Heavy metal, nếu đã là fan Metal chắc hẳn ko ai là ko biết đến tiếng tăm của họ. Họ đã để lại cho thế giới quá nhiều nhũng tác phẩm kinh điển mà có lẽ ai cũng phải biết đến dù chỉ thoáng qua. Trong những tác phẩm kinh điển đó phải kể đến như : Iron Maiden , Killer, Number of the beast hay Fear of the dark , …vv . Rất nhiều người đánh giá các album : Number of the beast hay Fear of the dark là những album hay nhất của họ. Nhưng có lẽ album mà bản thân của tôI thích nhất đó chính là album đầu tay của họ (Chỉ là đôi chút ý kiến chủ quan của bản thân tôi, chỉ đóng vai trò nghe sao nói vậy). Vâng album mà tồi muốn nói đến là album cùng tên với band nhạc : “Iron Maiden” . Đây là tác phẩm mà nó cuốn hút bản thân tôi ngay từ lần đầu tiên đc nghe nó và thực sự nó làm tôi “phê”. Mặc dù album này nó ko thực sự hoàn hảo về mặt thu âm và cũng có track ko thực sự hay nhưng khi nghe album này ta có thể thấy đc chất nhạc đầy tinh tế và đầy chất kỹ thuật của từng thành viên của band nhạc và hiểu tại sao tên tuổi của Iron Maiden lại có thể nổi tiếng đến như vậy. album này tôi thấy rằng đây là album của Iron Maiden chơi máu lửa nhất , nhưng bên cạnh đó cũng xen lẫn những bài ballad giàu tình cảm sâu lắng. Chỉ vỏn vẹn có 8 bài , nhưng chừng ấy là quá đủ để ta nghe và cảm nhận đc cái hay, cái tinh tế của chất nhạc của Iron Maiden.

Trong các thành viên của Band nhạc thì cái tên Steve harris là có lẽ nổi tiếng hơn cả , anh là linh hồn và cũng là trưởng nhóm của band nhạc (điều này chắc ai cũng biết) . Trong album này ta có thể thấy rõ đc vai trò quan trọng đến thế nào trong âm nhạc của Iron Maiden, xuyên suốt album là nhũng câu bass tuyệt vời đầy chất kỹ thuật biến hoá . Tiếng Bass của anh có lẽ là tiếng nhạc đáng nghe, đáng chú ý nhất của cả album. Với những câu solo riff Bass của anh luôn để lại ấn tượng trong tôi



1. Prowler
2. Remember Tomorrow
3 Running Free
4. Phantom Of The Opera
5 Transylvania
6. Strange World
7. Charlotte The Harlot
8 Iron Maiden


Track 1 (Prowler) : Ngay vào mở đầu album là ngay 1 bản Heavy rất máu lửa, mạnh mẽ , ngay vào ta đã có thể thấy đc tiếng Guitar đc cất lên, và ngay sau đó là tiếng trống xen lẫn với Bass rồi là đến Vocal. Track này ngay vào bài vocal đã hát rất máu lửa và dồn dập. Nhạc cũng diễn ra với tốc độ khá cao, tiếng Bass của Steve đánh với tốc độ và kỹ thuật cao , nhưng ko vì thế mà trống hay Guitar lại chìm đi , các câu riff & core thể hiện rõ rệt mạch lạc. Khi hết đoạn hát đầu tiên (1’25s) ta nghe giọng hát như giễu cợt mà cũng đầy cảm xúc, và ngay sau đó là đoạn solo của tay Guitar chừng gần 1’, trong tiếng solo đó vẫn có vai trò quan trọng của Steve. Và khi Guitarist solo hết thì Vocal hát lại càng diễn biến nhanh hơn va nhạc cũng thấy đánh máu hơn đoạn trước. Cuối cùng dần dần bài hát cũng đã hết, kết thúc bài là tiếng Vocal kéo dài và chấm dứt bằng 1 tiếng hét đầy đột ngột.

Track 2 (Remember Tomorrow) : Khi mở đầu album là 1 bài khá là máu lửa thì đến bài số 2 lại là 1 bản Metal Ballàd đầy tình cảm sâu lắng , track này là 1 track khá nhiều cảm xúc xen lẫn nhau . Bản nhạc cất lên chầm chậm, tiếng Bass cất lên đều đặn xem lẫn vào đó là những tiếng Guitar core nghe đầy xúc cảm và tiếng Vocal nghe cũng đầy tâm trạng và mang vẻ nghe khá buồn bã. Nhưng qua phút thứ 1 lúc mà vocal hát hết câu thứ 1 thì âm nhạc dường như đc đẩy nhanh lên nhưng rồi lại trầm xuống rồi sau đó cũng chừng 1’ tiếng vocal vút cao rồi sau đó diễn biến bài hát lại đc đẩy lên cao và sau đó là những tiếng Solo của Guitar , của Bass đc cất lên. Rồi tiếp đó bài hát lại đc trở về với chất nhạc chầm chậm đầy tình cảm như ban đầu, rồi cũng lại đc đẩy mạnh lên chỉ khác lần trước là đoạn này vocal hét lên nghe đau đớn rồi bài hát đc kết thúc ngay sau đó.

Track 3 (Running Free): Sau 1 bài Ballad đầy cảm xúc thì đến 1 bài với cảm xúc trái ngược vơí vài thứ 2, và bản thân tôi ko đc thick bài này cho lắm . Mở đâu bài là tiếng trống nghe có vẻ “tùng tục, tùng tục” nghe khá lạ tai , rồi lại đến tiếng Bass vào ngay, bài hát diễn biến chậm và tiếng trống với Vocal lặp đi lặp lại khá nhiều (Đây cũng chính là lý do khiến tôi ko thích track này). Bài hát này nó chẳng để lại cho tôi chút cảm xúc mấy, và theo ý kiến chủ quan của bản thân tôi thì đây là bản nhạc làm mất liền mạch của cả album, nhưng ko có lẽ vì nó mà có thể làm mất độ hay của cả album đc. Có lẽ cũng chả có gì để có thể nói về track này được.

Track 4 (Phantom of The Opera): Đây là track dài nhất album này , với độ dài lên đến hơn 7’ . Trạck này cũng là track diễn ra với nhiều cảm xúc. Và tôi thick nhất tiếng Bass với tiếng Guitar của bài này nghe thật mềm mại và uyển chuyển, họ phối hợp với nhau khá hoàn hảo. Vocal bài này có lẽ là ít nổi bật hơn cả, với độ dài 7’ thì đa số toàn là nhạc, giọng hát chỉ hát vào lúc đầu và đoạn cuối.

Track 5 (Transylvania): Đây là bản Intrumetal duy nhất của cả Alurm. Đây là 1 track tôi rất thích của album, nghe đi nghe lại mà cảm giác ko hề biết chán. Bản Intrumetal này nghe thật tuyệt làm sao đầy chất tinh tế , với tiếng Bass dồn dập nổi bật, tiếng Guitar solo, riff đầy chất ngẫu hứng và cũng đầy kỹ thuật. Và quan trọng hơn là sự kết hợp tuyệt vời ko thể chê vào đâu đc của từng thành viên của Band nhạc, nó diễn biến đầy chất máu lửa và ngẫu hứng, có lẽ ko còn điều gì để nói về track này cả. Track này cũng đánh dấu bước cao trào nhất trong giai đoạn cuối của album.

Track 6 (Stranger Word): Đây là bản Ballad thứ 2 của Albủrm này. So sánh với bản trước (track2) thì bản này nghe cảm xúc của nó buồn hơn và thê thảm hơn và tâm trạng nặng nề hơn rất nhiều,với độ dài tương đương với trạch 2 nhưng track này nghe cảm giác nó lâu hơn do nó đc thể hiện da diết hơn nếu ko mún nói đến là hơi sốt ruột nhưng đây chính là cái hay của track này . Bài hát chỉ diễn ra với tốc độ chậm chạp, 1 điều đặc biệt của track này là ngay từ những phút đầu đã có đoạn Solo Guitar nghe đầy tình cảm sâu lắng đc cất lên. Hết đoạn solo lúc đầu đó mới là vào bài hát. Vocal thể hiện nghe buồn và đầy tâm trạng, tiếng nhạc nghe cũng khá buồn, tiếng bass nghe da diết còn tiếng Guitar như mún cào xé và quằn quại với đoạn solo 1 lần nữa ở phút thứ 3 , tiếng trống cũng chậm rãi thỉnh thoảng cất tên những đoạn trầm bổng. Kết thúc bài là đoạn Vocal thể hiện kéo dài giọng nghe đầy đau đớn.

Track 7 (Charlote the harolt): Bài này lại là 1 bản Heavy đầy chất máu lửa và dồn dập, nhưng bên cạnh đó cũng đoạn band nhạc thể hiện đầy chất tình cảm và lãn mạn và nó đc thể hiện đầy cảm xúc. Ngay vào bài là tiếng Bass của Harris đầy ngẫu hứng dẫn dắt, sau đó là vào bài với đầy tính mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Bài hát cứ diễn biến nhanh như vậy rồi đột ngột đến hơn 1’ rưỡi nhạc lại trầm hẳn xuống, nghe lại đầy tình cảm ko dồn dập như trước, đc hơn 1 phút Bài hát lại đc trở về với độ máu lửa và thậm chí còn hơn lúc trước. Tiếng trống , bass riff dồn dập, xen lẫn là những tiếng Guitar với những câu riff và co ngẫu hứng . Kết thúc bài tiếng nhạc càng như dồn dạp và tiếng hét của tay Vocal là đánh dấu hết bài.

Track 8 (Iron Maiden): Track cùng tên với album và cả tên Band nhạc. Đúng như vậy, bản nhạc đc mang tên Band nhạc và album hẳn ko như những track khác , nó đc thể hiện thành công nhất, hay nhất, máu lửa nhất và cũng kỹ thuật nhất album, nó cũng đc xếp vào cuối album như 1 lời nhắn nhủ. Vào bài là 1 đoạn Guitar đc cất lên sau đó là tiếng Bass rồi trống đánh dồn dập, Vocal hát với tốc độ cao và mức độ máu lửa đc đẩy lên mạnh mẽ, khoẻ khoắn. Đặc sắc nhất của bài này là đoạn Solo có lẽ gọi là kinh điển của tay Bass linh hồn Steve của band nhạc vào phút: 2’7s (TôI đặc biệt thích đoạn này), mặc dù đoạn solo này chỉ diễn ra từ 2’7s --> 2’13s nhưng từng ấy nó là quá đủ chẳng cần đòi hỏi gì hơn, tiếng câu riff đc thể hiện một cách mạnh mẽ và đầy kỹ thuật. Rồi dần dần bài hát cũng đi đến hết, đoạn cuối bài tiếng trống Bass đánh đầy ngãu hứng và Vocal hét lên 2 tiếng đầy máu lửa chấm dứt cả album, 1 kết thúc hoàn hảo.

Stratovarius - Một chặng đường nhìn lại





*CHƯƠNG 1: Thời kì nguyên thuỷ :


Stratovarius được thành lập năm 1984 bởi 3 chàng trai Phần lan : tay trống /ca sĩ Tu0mo Lassila ,tay bass John vilerva, tay guitar Staffạn Nhạc cảu Stratovarius hồi đó khác xa bây giờ. Trở lại lúc ấy, nó ảnh hưởng nặng bởi Black Sabbath&Ozzy, lấy tên là Black Water.

Tay guitarist Staffan đem đến những âm thanh classic đầu tiên .tay bassist John rời nhóm vào cuói năm 84 và thay thế là Jyrki Lentonen người chơi cùng với Timo tolkki tại một band gọi là Road Block .năm 85,Staffan ko muốn chơi ở nhóm nữa và anh ta rời nhóm cách ngày band có cuộc biểu diễn ở ĐAN MẠCH có một tuần .Tu0mo phone cho Timo Tolkki và mời anh này nhập bon. Timo đành học tất cả các ca khúc qua band catset và sau vài cuộc tập luyện, band đến Đan mach.

Vào thời gian này Tu0mo vẫn hát và chơi trống nhưng band cần một giọng ca khác vì giọng của Tu0mo ko ổn đinh. và Timo lãnh nhiệm vụ nay lục này nhạc của nhóm đã rất gần với hiện tại : rất melodic và classic.. Timo đã đem lại sự ảnh hưởng sâu sắc của mình đối cvới band. Họ tập luyện và tham gia biểu diễn ở Helsinki ,sau đó thu bản demo đầu tiên vào năm 1987đó là "Future Shock","Fright Night",và "Night Scream" .Các bản demo được gửi đến nhiều hãng đĩa khác nhau ở Phần lan và hãng CBS FINLAND đã kí với họ sau khi xem buổi diễn tại Tavastia Club..,Helsinkị Vào lúc này band có tay keyboard mới Antti Ikonen .

Vậy là họ thu âm single đầu tiên "Future Shock/Witch Hunt " vào năm 89 và cuối cùng là album "Fright night" được hoàn thành vào tháng 5-89. Band liên tục có các buổi biểu diễn suốt mùa hè và thu 89.Và đỉnh cao là tham gia nhạc hội GIANT OF ROCK tại Hamenelinna với Anthrax và nhiều tên tuổi metal khác Tay bass Jurki lại rời nhóm .Những chất liệu mới đã hình thành nhưng hãng CBS ko quan tâm đến việc phát hành thêm album cho Stratovarius nữa, Band ko chịu thua,họ vẫn tập luyện những ca khúc mới và chuẩn bị thu âm album tiếp theo "Fright Night". Ngay sau khi tay bass mới xuất hiện (Jari Behm trong album "Twilight Time") thì lại rời nhóm ngay do thấy mình ko hợp với phong cách chơi của cả nho'm

Fright Night - 1989



01 - Future Shock
02 - False Messiah
03 - Black Night
04 - Witch Hunt
05 - Fire Dance
06 - Fright Night
07 - Night Screamer
08 - Darkness
09 - Goodbye



*CHƯƠNG 2: Thời kì vươn lên


Album tiếp theo "Stratovarius 2" được ra đời vào đầu năm 92 tại Phần lan .rất nhiều bản đã được gửi khắp thế giới và hãng Shark Record muốn kí hợp đồng với Strato sau khi nghe bài "Hand Of Time" Cuối cùng thì album "Stratovarius 2" được ra đời với bản cover và có cái tên mới "Twilight Time" vào tháng 10-92 được tung ra khắp CHÂU ÂU

Twilight Time - 1992



01 - Break The Ice
02 - The Hands Of Time
03 - Madness Strikes At Midnight
04 - Metal Frenzy
05 - Twilight Time
06 - The Hills Have Eyes
07 - Out Of The Shadows
08 - Lead Us Into The Lights

Những bản copy đã nhanh chóng xuất hiện tại Nhật và "Twilight Time " đã nằm suốt 5 tháng liền trên bảng xếp hạng TOP 10 của Nhật Bản và trở thành best selling album năm 93 tại Nhât. Band nhận được bản hợp đồng thu âm với hãng JVC VICTOR ENTERTAINMENT của Nhật để tung ra "Twilight Time" trên thị trường Nhật vào tháng 7-93. Timo Tolkki bay tới Nhật và được sự chào đón nồng nhiệt của các fan.trong thời gian rảnh giữa các lần giao dịch, Timo dành để sáng tác những ca khúc mới cho nhóm. Tay bass mới Jari tham gia khoảng 70% các ca khúc trong album này.

Nhưng khó khăn lại đến ,tay trống Tu0mo lại bị chấn thương ở tay và phải nghỉ trong 8 tuần lễ.và việc thu âm phải nhờ đến tay trống của nhóm Kingston Wall là Sami Kuoppamaki , chơi 4 tracks. Vậy là cuối cu`ng album thứ 3 "Dreamspace" cũng được tung ra vào tháng 2 và 3_1994 . nó nhận được những lời khen ngợi nồng nhiệt từ phái các nhà bình luận và đưa Strato lên tầm cao mới.

Dreamspace - 1994



01 - Chasing Shadows
02 - 4th Reich
03 - Eyes Of The World
04 - Hold On To Your Dream
05 - Magic Carpet Ride
06 - We Are The Future
07 - Tears Of Ice
08 - Dreamspace
09 - Reign Of Terror
10 - Thin Ice
11 - Atlantis
12 - Abyss
13 - Shattered
14 - Wings Of Tomorrow

Nó chứa đựng âm thanh clasic điển hình của Strato mà điển hình là các ca khúc "Dreamspace","4th Reich","Chosing Shadow". Vào tháng 6, band đến Nhât Bản và thực hiện các buổi hoà nhạc tại Tokyo, Osaka, và Nagoya...để giao lưu trực tiếp với các fan ở Nhật Tại Phần lan họ cũng thực hiện 1 buổi biểu diễn tại Shadow club để ra mắt tay bass mới.

Những cảm hứng lại đến trong suốt mùa xuân_hè 94 và band lại quay vào studio .Timo Tolkki thực hiện ước mơ ngày xưa của mình là thực hiện một album solo "Classical Variations And Themes" có ca khúc "Fire Dance Suite" được viết về Strato hồi những năm 86. và rất nhiều bản ảnh hưởng bởi chất nhạc clasic .album được tung ra vào tháng 10-94 và họ bắt đầu cắm đầu trong studio cho album thứ 4. Lúc này Timo tolkki quyết định rằng giọng anh ko còn thích hợp nữa và band phải cần một vocalist riêng để đem âm nhạc của nhóm tiến xa nữa.



*Chương 3: Timo Kotipelto xuất hiện - Stratovarius hoàn chỉnh.



Những quảng cáo được đăng trên các tạp chí chuyên nghành âm nhạc và một người nào đó nhớ ra một gã ở Lappâjarvi ,Phần lan.người đx có cuộc tiếp xúc với band cách đó một năm rưỡi. vậy là Timo kotipelto nhận được phone của Timo tolkkki và việc kiểm tra nhanh chóng được tiến hành,band đưa ra một số ca khúc yêu cầu và ngay khi gã trai mở miệng ra hát câu đầu tiên thì mọi người đều biết hăn chính là là ca sĩ mà nhóm đang cần. Giọng của Timo đã có thể được nghe ở album hứ tư của nhóm :"Fourth Dimension " cái tên của album đã nói lên tất cả ,âm thanh các ca khúc trong album này hoàn toàn có thể khác với trước kia nhưng nó vẫn mang âm hưởng điển hình của Strato ."Fourth Dimension " được tung ra vào tháng 3-95 và bán được gấp đôi "Dreamspace" những show diễn được tổ chức khắp Đức,Hilạp,Thuỵ sĩ,Hà lan, Nhật bản.

Fourth Dimension - 1995



01 - Against The Wind
02 - Distant Skies
03 - Galaxies
04 - Winter
05 - Stratovarius
06 - Lord Of The Wasteland
07 - 030366
08 - Nightfall
09 - We Hold The Key
10 - Twilight Symphony
11 - Call Of The Wilderness

Nhưng thật đau lòng, ngay sau loạt show diễn thành công này thì 2 công thần của nhóm là Tu0mo và Antti rời nhóm,.có quá nhiều lí do cho sự ra đi này nhưng lí do chính vẫn là vấn đề về y tế cá nhân và âm nhạc ko hợp với họ nữa, họ ko thể chơi thứ nhạc, những cảm hứng hình thành trong đầu cua Timo tolkki nữa! Sau thành công của đĩa "four dimension" 2 gã Timo muốn đưa âm nhạc của nhóm tiến xa hơn nữa .Tay trống mới Jorg Michael và tay keyboard Jens Johanson tham gia nhóm. Vậy là band đã đủ 5 thành viên chính thức :

-TIMO KOTIPELTO: vocalist
-TIMO TOLKKI: guitarist
-JARI KAINULAINEN: bassist
-JENS JOHANSON: keyboard
-JORGMICHAEL: drummer


*CHƯƠNG 4 : Thành công vang dội


Album thứ 5 "Eposide"được ra đời tại Finnvox studios ở Hensinki .albumnày là bước tiến dài của nhóm ,với thái độ nghiêm túc và đóng góp của Jen và Jorg ,kết quả là một album Symphonic Metal mang đạm chất kịch nghệ và giai điệu rất melodic ra đời. Album này chứa đựng chất classic điển hình của Strato như "Father Time" ,"Eternity" và "Will The Sun Rise?" Album tiếp theo "Vision" ra đời vào tháng 4-97 và nhanh chóng leo vào vị trí thứ 5 trong top của Phần lan và nằm luôn trong TOP 40 những 24 tuần...."Vision " thực sự là một đĩa thanhcồng của Strato ,có thể nói là đĩa hay nhất của hoj , nó làm cho fan của band ko chỉ giới hạn trong Phần lan, Nhật bản mà ở khắp châu âu và nam mỹ...nó nhận được đĩa vàng tại Phần lan và buổi đón nhận đĩa vàng đuổct chức tại Tavastia club vào ngày 10-6-98 với nmột buổi tiệc nhỏ và một buổi diễn đặc biệt với những ca khúc được chọn bất thường .Trong suốt các tour diễn vision, Strato bất đầu thu âm live album đầu tiên với đĩa đôi "Vision Of Europe" dài hơn 100 phút và album thành công to lớn cả về phái các nhà phê bình lẫn các fan. Tháng 4-98 ,band bất đầu thu âm album thứ 7 "Destiny" tại Finnvox studios, suốt mùa xuân -hè 98 và tung ra vào ngày 5-10-98 .

Episode - 1996



01 - Father Time
02 - Will The Sun Rise
03 - Eternity
04 - Episode
05 - Speed Of Light
06 - Uncertainty
07 - Season Of Change
08 - Stratosphere
09 - Babylon
10 - Tomorrow
11 - Night Time Eclipse
12 - Forever

Visions - 1997



01 - Black Diamond
02 - The Kiss Of Judas
03 - Forever Free
04 - Before The Winter
05 - Legions
06 - The Abyss Of Your Eyes
07 - Holy Light
08 - Paradise
09 - Coming Home
10 - Visions

]Single đầu tiên trích từ album là "SOS" được tung ra vào ngày 17-8 nhanh chóng chiếm vị trí số 3 tại bang xếp hạng Phần lan còn nhanh hơn tốc độ ánh sáng ...."Destiny" leo lên vị trí số 1. "điều đó cho chúng ta thấy đĩa vàng thứ 2 sẽ đến với chúng ta ko lâu nữa" và sự thật đã diễn ra như vậy ,nó cũng dành được 1 dĩa vàng..thành công liên tiếp đến với Strato , STRATOVARIUS được độc giả của tạp chí FINNISH METAL MAGAZINE "SFP" bầu là band metal xuất xắc nhất Phần lan năm 98. Video "SOS" được bầu là videometal xuất xắc nhất ..TIMO TOLKKI thì chiến thắng tuyệt đối trong "best musician" category lần thứ 2, STRATOVARIUS thì đứng thứ 2 "best band",TIMO KOTIPELTO thì được votes vị trí số 3 "best singer" category."DESTINY" thì đứng vị trí số 2 "best album " và "SOS" thì thứ 2" best song".....cả hai gã TIMO đều có tên trong "Wonderful Person" category, còn JENS thì được bầu tại "Foreign Musicians" category. câu chuyện về STRATOVARIUS sẽ còn tiếp diễn.

Destiny - 1998



01 - Destiny
02 - S.O.S
03 - No Turning Back
04 - 4,000 Rainy Nights
05 - Rebel
06 - Years Go By
07 - Playing With Fire
08 - Venus In The Morning
09 - Anthem Of The World
10 - Cold Winter Nights (Eur)

Năm 2000 ,band cho ra album "Infinite" đây là album classic khá hay của band!! ko còn nhiều chất symphonic nữa, Timo tolkki thử sức trong việc sáng tác mới ,các ca khúc như "Mother Gaía" và "IInfinite" khác hẳn với các sáng tác trước đây!! có thể rất lạ so với chất nhạc tiêu biểu của Strato nhưng nghe kĩ ta thấy họ luôn đem một cái rất riêng vào âm nhạc của mình.

Infinite - 2000



01 - Hunting High And Low
02 - Millennium
03 - Mother Gaia
04 - Phoenix
05 - Glory Of The World
06 - A Million Light Years Away
07 - Freedom
08 - Infinity
09 - Celestial Dream

Album " INTERMISSION " 2001 thì thực sự tôi chưa nghe qua nên ko dám bàn luận, nhưng điểm mới của album này là các ca khúc ko còn chỉ do Timo tolkki sáng tác nữa!! còn có sự tham gia của KOTIPELTO 2 bài JENS 3 bài và có cả ca khúc cover của Judas Priest, blackmore...có vẻ rất hấp dẫn. Album thứ 9 của nhóm ra mắt vào đầu năm 2003 !!!"'Elements part 1'."

Intermission - 2001



01 - Will My Soul Ever Rest In Peace
02 - Falling Into Fantasy
03 - The Curtains Are Falling
04 - Requiem
05 - Bloodstone
06 - Kill The King
07 - I Surrender (Live)
08 - Keep The Flame
09 - Why are We Here
10 - What Can I Say
11 - Dream With Me
12 - When The Night Meets The Day
13 - It's A Mystery
14 - Cold Winter Night
15 - Hunting High and Low (Live)

Elements Part I - 2003



01 - Eagleheart
02 - Soul Of A Vagabond
03 - Find Your Own Voice
04 - Fantasia
05 - Learning To Fly
06 - Papillon
07 - Stratofortress
08 - Elements
09 - A Drop In The Ocean

Các album mới nhất của band :

Elements Part II - 2003



01 - Alpha & Omega
02 - I Walk To My Own Song
03 - I'm Still Alive
04 - Season Of Faith's Perfection
05 - Awaken The Giant
06 - Know The Difference
07 - Luminous
08 - Dreamweaver
09 - Liberty

Stratovarius - 2005



01 - Maniac Dance
02 - Fight
03 - Just Carry On
04 - Back To Madness
05 - Gypsy In Me
06 - Gotterdammerung
07 - The Land Of Ice And Snow
08 - Leave The Tribe
09 - United

King of Symphonic Power Metal

xx
Nightwish - Ban nhạc Symphonic Power Metal
When I see the moonlight in the sky
I know that you won’t never come back
I still remember the your Moondance
Remember all you said “Come cover me…”
But now, I am alone with the moonlight
My mind is Walking in the Air
Wishmater, I call you Wishmater
I am now End of Hope

Nightwish- ban nhạc Symphonic Power Metal thứ 2 sau Rhapsody mang lại cho tôi những cảm giác mới lạ về Power Metal. Nightwish- cái tên mỗi khi nhắc tới, không ai lại không cảm thấy trong lòng mình gợi lên 1 cảm xúc khó tả. Nightwish- những ước nguyện ở nơi xa xôi đang hiện dần trước mắt. Nightwish- làn gió mát mơn man, vỗ về những tâm hồn đang chất đầy chán nản và đau thương.

[img=50,50]http://www.alternative-zine.com/images2/Nightwish_2004.jpg[/img]

Tarja Turunen - Vocals
Erno "Emppu" Vuorinen - Guitars
Tuomas Holopainen - Keyboards
Marco Hietala - Bass
Jukka Nevalainen - Drums

Phần Lan, tháng 7/1996, bên đống lửa trại, Tuomas Holopainen ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Ngước nhìn những vì tinh tú lấp lánh trên trời cao ý tưởng về Nightwish đã ra đời. Ban đầu thành lập ban nhạc vỏn vẹn có 3 thành viên: Tuomas, Tarja và Emppu với tài sản là 3 bài hát đầu tiên thu âm từ tháng 10 đến thang 12/1996. Cái tên Nightwishlà tên 1 trong 3 bài hát đầu tay này. Sau khi Jukka ( chơi trống ) tham gia và những âm thanh ascoutic guitar được thay electric, ban nhạc đã dần định hình được phong cách như hiện nay. Sau hàng tuần luyện tập, album Angels Falls First đã ra đời với 7 bài hát.

Tháng 5/1997, Nightwish kí một hợp đồng thu âm với Spinefarm. Tháng 8 cùng năm, Nightwish vào phòng thu và ghi âm thêm 4 bài hát mới nữa. Trước khi cho phát hành Angels Falls First, single The Carpenter được phát hành và leo lên vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng các single của Phần Lan. Ngay sau khi tung ra thị trường âm nhạc Angels Falls First đã chiếm vị trí thứ 31 trong bảng xếp hạng- một kết quả không tồi cho 1 ban nhạc mới.

31 tháng 12 năm 1997, Nightwish có buổi biểu diễn hợp đồng ở Kitee. Sau đó, họ chỉ chi thêm 7 buổi nữa vì Jukka và Emppu phải đi nghĩa vụ quân sự, Tarja thì bận rộn với việc học ở trường. Cùng thời gian đó, hợp đồng với Spinefarm đã được kéo dài thêm thời hạn.
Mùa hè năm 1998, tay bass Sami Vonsko tham gia ban nhạc. Với thành phần mới này, Nighwish liên tục tập luyện với dự định ra album mới vào cuối năm.

Ngày 13 tháng 11, Nighwish ra mắt videoclip Sacrament of Wilderness tại Kitee. Ngày 7 tháng 12, Oceanborn ra đời. Thành công của Oceanborn khiến mọi người đi hết từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Album leo lên vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng, single Sacrament of Wilderness đứng ở vị trí thứ nhất trong nhiều tuần. Sau hàng loạt buổi biểu diễn vào mùa đông năm 1999, tới mùa xuân, Oceanborn được phát hành ra ngoàI phạm vị lãnh thổ Phần Lan . Cùng thời gian đó, single Sleeping Sun được ghi âm và phát hành ở Đức kèm theo những bài Walking in the Air, Swanheart và Angels Fall First. 15.000 là số lượng đĩa bán được cùng với 26 buổi biểu diễn xung quanh Châu Âu.

Đầu năm, Nighwish vào phòng thu để thu âm cho album thứ 3. Wishmaster được phát hành vào tháng 5. Sau danh hiệu đĩa vàng cho Oceanborn, Wishmaster đã chiếm giữ vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng tới 3 tuần và đạt danh hiệu đĩa vàng. Album còn đứng vị trí thứ 21 trong bảng xếp hạng của Đức và vị trí 66 trong bảng xếp hạng của Pháp. Wishmaster World Tour xuất phát từ Kitee vòng quanh Phần Lan, tới tận Brazil, Chile, Argentina, Panama và Mexico. Thành công vang dội của tua diễn khiến tên tuổi ban nhạc chiếm được 1 vị trí khá vững chắc trong lòng người nghe và kết qu là show diễn vòng quanh Châu Âu với Sinergy và Eternal Tears Of Sorrow. Dự án tiếp theo của Nighwish là làm 1 DVD và VHS cho 1 live album trong phạm vi lãnh thổ Phần Lan. Sau show diễn đó, Wishmaster đã đạt tới danh hiệu đĩa bạch kim và single Deep Silent Complete đạt danh hiệu vàng.

Tháng 3 năm 2001, Nighwish phát hành Over The Hills And Far Away với bàI hát cùng tên cover lại của Gary Moore kèm theo 2 bài mới và những bài hát biểu diễn live.

Mùa hè năm 2002, với sự ra đời của Century Child, ban nhạc gặt hái được những thành công vang dội với các danh hiệu cho album và single, bản thân Tarja cũng đạt được danh hiệu ca sĩ xuất sắc.

Album of the year: #1 - Century Child
Favorite band: #3 - Nightwish
Favorite musician: #4 - Tarja
Best live-band: #5 - Nightwish
Person: #10 - Tarja

Âm nhạc của Nightwish là Power Metal kết kợp nhuần nhuyễn với hiệu ứng của dàn nhạc, ẩn chứa trong đó còn là Gothic. Sự pha trộn đó khiến người đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi nghe nhạc của họ.

Angels Fall First - 1997



1. Elvenpath 04:40
2. Beauty and the Beast 06:24
3. The Carpenter 05:58
4. Astral Romance 05:13
5. Angels Fall First 05:34
6. Tutankhamen 05:32
7. Nymphomaniac Fantasia 04:47
8. Know Why the Nightingale Sings 04:14
9. Lappi (Lapland) 09:19

Elvenpath mở đầu cho album, chậm rãi trên nền nhạc tổng hợp do cây keyboard của Toumas tạo ra ( một cảm giác khá giống khi tôi nghe 1 số bài của Enigma ). Những âm thanh đặc trưng của Power nối tiếp nhưng mang 1 một sắc tháI thật mới lạ. Nghe đoạn điệp khúc Tarja hát, trong đầu tôi tràn nhập 1 cảm xúc ngây ngất trước chất giọng của cô. Nightwish dường như đã phá vỡ cái lối mòn của Power, điều mà trước đó theo tôi chỉ có Rhapsody làm được. Vẫn tiếng guitar, tiếng bass, tiếng trống như thế nhưng nhạc của Nightwish dường như 1 cơn gió mát, đầy màu sắc và quyến rũ. Guitar nhịp những nhịp đều đặn kết hợp với tiếng trống nhanh mạnh quấn quýt lấy những tiếng keyboard tạo thành một khối tổng hợp âm thanh thật tuyệt vời. Một sự khởi đầu đầy ấn tượng. Người đẹp và quái vật, chắc ai hồi nhỏ cũng đã từng xem qua bộ phim này nhưng với Nightwish, ta được chiêm ngưỡng theo 1 khía cạnh hoàn toàn khác: âm nhanh.

Sau 1 đoạn nhạc dạo ngắn, những tiếng guitar đệm thô ráp đưa người nghe vào thế giới cổ tích của Beauty and The Beast thật đẹp nhưng ẩn chứa trong đấy là 1 chút sợ hãi khó định nghĩa. Vocalist 1 nam 1 nữ đối âm cho đến khi 1 đoạn solo guitar ngút ngàn cất lên làm nền cho Tarja. Bài hát được xây dựng theo cốt truyện nên nhạc đánh cũng thay đổi liên tục theo diễn biến, lúc nhanh lúc chậm, lúc mạnh mẽ, lúc lại yếu mềm, trải dài, trải dài theo tiếng ngân của Tarja cho đến hết bài hát.

The Carpenter, bức tranh hiền hoà vẽ cho ascoutic guitar được tô điểm thật tuyệt vời âm thanh nhanh với những nhịp nhấn mạnh của guitar điện. Tiếng sáo cất lên ngắn ngủi như 1 làn gió mát thong qua. Trên nền đệm guitar, keyboard hoà quyện tạo lên những nét chấm phá cho bức tranh mang sắc thái của tự nhiên. Có thể coi đây là bài hát đặt nền móng để Astral Romance nối tiếp. Càng nghe, ta càng thấy Nightwish tuyệt, mỗi bài hát mang 1 sắc thái riêng nhưng phong cách không hề thay đổi. Có lẽ chất giọng của Tarja đã tạo ra sự khác biệt đấy. Điều làm tôi không thích lắm thì giọng nam hát cùng Tarja trong bài này, theo tôi nghĩ là không hợp. Điều khác biệt thứ 2 là những đoạn solo tuy ngắn nhưng tạo cho người nghe cảm giác nây ngất và thích thú. Come to me. Make me believe to you and your love again. Above the universe .Beneath the Great Eye .I shall desire you forevermore.

Trên nền đệm ascoutic guitar và sáo, bản ballad Angels Fall First êm đềm nổi lên. Giai điệu hiền hoà tôn giọng hát Tarja cứ thế ngân vang, một dấu lặng giữa rừng guitar và trống. Không thật sự sự nổi bật nhưng những âm thanh ascoutic chắcc cũng khiến bạn phải nao lòng. Giai điệu có thay đổi, hơi gằn mạnh ở cuối bài nhưng vẫn chất chứa 1 cái gì đó mênh mang, vô bờ bến.

Tutankhamen-cái tên thật khó hiểu nhưng giai điệu mở đầu khá quyến rũ bởi những âm thanh mang âm hưởng đồng quê. Nymphomaniac Fantasia, khi đọc tên bài hát này tôi thấy hi bất ngờ vì ý nghĩa của nó. Một bài hát có giai điệu thật hay bởi tiếng sáo, sự kết hợp hài hoà giữa các nhạc cụ nhưng tôi không dám viết dài thêm. Một ấn tượng khó t cho bài hát này. Tiếng chim sn ca-Know Why the Nightingale sings- một cảm giác thanh thản khi hướng tâm hồn tới tự nhiên My soul has finally found peace. Doesn't matter that man has no wings. As long as I hear the nightingale sing.... Bài hát là màn trình diễn guitar khá lạ tai, guitar gằn những nốt mạnh mẽ và dứt khoát, đoạn solo cất lên khá ấn tượng, tiếng guitar tri dài ngút ngàn như quấn quýt và trở thành vocal thứ 2 “hát bè” cùng Tarja.

Lappi ( Lapland ) được chia làm 4 phần : 2 bản instrumental, 1 đoạn tiếng Anh và một đoạn có lẽ là tiếng Phần Lan (?). [1 Erọmaajọrvi],[2 Witchdrums],[3 This Moment is Eternity],[4 Etiọinen]. Một bài hát cần sự lắng đọng trong tâm hồn để dần dần thưởng thức, đề khám phá ra những gì còn ẩn chứa hay thậm chí đã phi bày ra trước mắt. Một bài hát mà cảm xúc nếu chỉ diễn tả bằng lời có lẽ là không đủ. Một sự hoà trộn tuyệt vời của âm thanh và giọng hát, giai điệu thay đổi khiến người nghe đi hết từ ngỡ ngàng này đến ngỡ ngàng khác. Một bài hát mà Tarja đã hát với tất cả tình cảm và kĩ thuật của mình. Nếu đoạn 3 cuốn hút người nghe bởi tiếng piano và sáo thì những âm thanh ascoutic guitar lại êm đềm kéo người nghe vào cảm giác hư ảo.

King of Power Metal

xx
Helloween - Power vĩ đại

Helloween là một trong những ban nhạc đầu tiên và đóng rất nhiều cho Power Metal, sự nghiệp của họ lúc lên rất cao, lúc xuống thấp, thành viên thay đổi khá nhiều và họ cũng bị nhiều lời chỉ trích nhưng đóng góp của họ cho Metal vô cùng to lớn.

Câu chuyện về Helloween bắt đầu vào năm 1979 tại thành phố Hamburg của nước Đức, hai tay guitar Kai Hansen và Piet Sielck tách từ ban nhạc Gentry. Họ thành lập ban nhạc Ironfist với Ingo Schwichtenberg chơi trống và Markus Grosskoph chơi bass. Tuy nhiên, Piet lại sớm tách khỏi nhóm để tham gia công việc ghi âm cho các ban nhạc. Kai mời Micheal Weikath từ ban nhạc Powerfool tham gia. Sau đó, họ đổi tên ban nhạc thành Helloween.


Năm 1984, Helloween ghi âm hai ca khúc "Oernst For Life" và "Metal Invaders" với hãng Noise Records. Năm sau, họ cho ra một mini album rồi sau đó là album đầu tay hoàn chỉnh mang tên "Walls of Jericho". Năm 1986, họ phát hành một single album "Judas". Kai cảm thấy khó khăn trong việc đảm nhiệm cả hai vai trò guitar và hát.

Walls of Jericho - 1985



1. Walls of Jericho 00:49
2. Ride the Sky 05:57
3. Reptile 03:45
4. Guardians 04:21
5. Phantoms of Death 06:35
6. Metal Invaders 04:12
7. Gorgar 03:57
8. Heavy Metal (Is the Law) 04:01
9. How Many Tears 07:16


Năm 1987, Kai mời ca sĩ Micheal Kiske từ ban nhạc vô danh "Ill Prophecy" tham gia. Ban nhạc định phát hành album đôi nhưng hãng Noise yêu cầu phát hành từng album một. Trong năm đó, "Keepers Of The Seven Keys-Part 1" được phát hành. Album thành công rực rỡ trên toàn châu Âu, Mỹ và được vô số tạp chí khen ngơi. Năm 1988, họ còn thành công hơn nữa với "Keeper Of The Seven Keys-Part 2". Cho đến bây giờ, bộ đôi album này vẫn còn bán rất chạy. Đây là hai album rất kinh điển của Power Metal.

Keeper of the Seven Keys pt.1 - 1987



1. Initiation 01:21
2. I'm Alive 03:22
3. A Little Time 04:01
4. Twilight of the Gods 04:31
5. A Tale That Wasn't Right 04:44
6. Future World 04:03
7. Halloween 13:19
8. Follow the Sign 01:48

Keeper of the Seven Keys pt.2 - 1988



1. Invitation 01:07
2. Eagle Fly Free 05:08
3. You Always Walk Alone 05:08
4. Rise and Fall 04:20
5. Dr. Stein 05:03
6. We Got the Right 05:07
7. March of Time 05:13
8. I Want Out 04:39
9. Keeper of the Seven Keys 13:38


Tuy nhiên, không rõ lý do gì thành viên chủ lực Kai Hansen lại ra đi ngay trong chuyến biểu diễn cho bộ đôi "Keeper...". Sau này, Kai gặt hái rất nhiều thành công với nhóm Gamma Ray. Tay guitar Roland Grapow của ban nhạc Rampage được mời vào thay thế cho Kai. Năm 1989, họ phát hành ba live album "Live In The UK" tại Anh, "Keepers Live" tại Nhật Bản và "I Want Out Live" tại Mỹ.

Keepers Live - 1989



1. Intro Happy Happy Helloween/A Little Time 04:17
2. Dr Stein 07:00
3. Future World 09:33
4. We Got the Right 06:08
5. I Want Out/Encores 06:58
6. How Many Tears 09:40

Live in the U.K. - 1989



1. A Little Time 06:31
2. Dr. Stein 05:22
3. Future World 08:56
4. Rise and Fall 04:51
5. We Got the Right 06:07
6. I Want Out 05:44
7. How Many Tears 09:55


Năm 1990, Helloween muốn chuyển sang ký hợp đồng với hãng EMI (hãng này góp phần đưa Iron Maiden lên đỉnh cao) nhưng hãng Noise không chịu kết thúc sớm hợp đồng. Một cuộc khẩu chiến giữa Helloween và hãng Noise diễn ra, Helloween muốn một hãng dĩa lớn hơn phát hành các album của họ ở Mỹ, Nhật Bản. Khán giả không hiểu chuyện gì xảy ra với họ. Cuối cùng, Helloween phá vỡ hợp đồng với hãng Noise nhưng cũng không ký với EMI. Năm 1991, Helloween ký hợp đồng với hãng dĩa mới IMO rồi cho ra album "Pink Bubbles Go Ape". Tuy nhiên, album này không thành công như bộ đôi "Keeper...". Tìn đồn về sự chia rẽ như các thành viên lan nhanh trong chuyến biểu diễn sau đó. Kiske và Ingo bất đồng với Roland và Markus còn Weikath cảm thấy chán nản.

Pink Bubbles Go Ape - 1991



1. Pink Bubbles Go Ape 00:37
2. Kids of the Century 03:52
3. Back on the Streets 03:23
4. Number One 05:14
5. Heavy Metal Hamsters 03:28
6. Goin' Home 03:51
7. Someone's Crying 04:18
8. Mankind 06:19
9. I'm Doin' Fine, Crazy Man 03:39
10. The Chance 03:48
11. Your Turn 05:39


Năm 1993, Helloween cho ra một album tệ hại nhất trong sự nghiệp của họ "Chameleon". Họ nhận được rất nhiều lời chỉ trích trong khi nội bộ vẫn bất đồng. Nhận thấy không thể kéo dài được nữa, Ingo và Kiske tách khỏi nhóm.

Chameleon - 1993



1. First Time 05:30
2. When The Sinner 06:54
3. I Don't Wanna Cry No More 05:12
4. Crazy Cat 03:30
5. Giants 06:33
6. Windmill 05:14
7. Revolution Now 08:04
8. In The Night 05:35
9. Music 07:01
10. Step Out Of Hell 04:22
11. I Believe 09:11
12. Longing 04:14


Năm 1994, Helloween ký hợp đồng với hãng Castle, lúc này ca sĩ Andi Deris từ nhóm "Pink Cream 69" và tay trống Uli Kusch của Gamma Ray tham gia. Helloween bước vào giai đoạn mới. Album đầu tiên trong kỷ nguyên Deris la`m thủ lĩnh "Master Of The Rings" được phát hành và họ được chào đón trở lại. Từ thời kỳ "Keeper..." họ mới cho ra một album xuất sắc nữa. Một năm sau, album này phát hành tại Mỹ gần ngày lễ Halloween.

Master of the Rings - 1994



1. Irritation 01:15
2. Sole Survivor 04:33
3. Where the Rain Grows 04:47
4. Why? 04:12
5. Mr. Ego (Take Me Down) 07:03
6. Perfect Gentleman 03:53
7. The Game is On 04:41
8. Secret Alibi 05:49
9. Take Me Home 04:26
10. In the Middle of a Heartbeat 04:30
11. Still We Go 05:10


Sau khi thực hiện thành công tour "Master Of The Rings", Helloween cho ra album mới "The Time Of The Oath" lấy nguồn cảm hứng từ các bản thiên hùng ca. Cùng lúc đó, họ nhận được tin Ingo thiệt mạng trong một vụ tai nạn giao thông. Họ làm bộ đôi live album "High Live" vào cuối năm. Năm đó, Micheal Kiske cho ra album đầu tay "Instant Clarity" khá thành công.

The Time Of The Oath - 1996



1. We Burn 03:06
2. Steel Tormentor 05:42
3. Wake Up the Mountain 05:05
4. Power 03:32
5. Forever and One (Neverland) 03:54
6. Before the War 04:34
7. A Million to One 05:12
8. Anything My Mama Don't Like 03:47
9. Kings Will Be Kings 05:09
10. Mission Motherland 09:03
11. If I Knew 05:31
12. The Time of the Oath 06:59

High Live - 1996



Disc 1

1. We Burn 04:12
2. Wake Up The Mountain 05:22
3. Sole Survivor 05:23
4. The Chance 03:56
5. Why? 04:43
6. Eagle Fly Free 05:17
7. The Time Of The Oath 08:00
8. Future World 05:45
9. Dr. Stein 05:01

Disc 2

1. Before The War 06:10
2. Mr. Ego (Take Me Down) 06:14
3. Power 06:54
4. Where The Rain Grows 07:30
5. In The Middle Of A Heartbeat 03:09
6. Perfect Gentleman 03:40
7. Steel Tormentor 07:58


Năm 1997, Roland Grapow cho ra solo đầu tay "The Four Seasons of Life", Andi Deris cũng phát hành solo "Come In From The Rain" cho riêng mình. Các thành viên của Helloween đều có nhưng dự định riêng nhưng không vì thế mà họ chia rẽ. Năm 1998, Helloween cho ra bộ tứ album "The Pumpkin Box" bao gồm các ca khúc hay từ năm 1985 đến 1993 cùng với tiểu sử và các bài phỏng vấn. Cuối năm, họ cho ra album mới "Better Than Raw", đây tiếp tục là một thành công của họ.

Better Than Raw - 1998



1. Deliberately Limited Preliminary Prelude Period In Z 01:45
2. Push 04:44
3. Falling Higher 04:45
4. Hey Lord! 04:06
5. Don't Spit On My Mind 04:23
6. Revelation 08:21
7. Time 05:41
8. I Can 04:38
9. A Handful Of Pain 04:48
10. Lavdate Dominvm 05:09
11. Back On The Ground * 04:36
12. Midnight Sun 06:20


Năm 1999, các thành viên mới và cũ của Helloween liên tục cho ra các solo của mình, Roland Grapow cho ra một mini album "Kaleidoscope". Markus Grosskopf và Uli Kusch hợp tác với nhiều ban nhạc khác của Đức cho ra album "Catch The Rainbow" để ghi nhận đóng góp của Rainbow. Micheal Kiske hoàn thành album thứ hai của mình "Readiness to Sacrifice". Andi Deris cho ra một album riêng "Done With Mirros". Đến cuối năm , Helloween phát hành album "Metal Jukebox" bao gồm các ca khúc hay từ khi Andi Deris tham gia nhóm.

Metal Jukebox - 1999



1. He's a Woman, She's a Man (Scorpions) 03:14
2. Locomotive Breath (Jethro Tull) 03:56
3. Lay All Your Love On Me (Abba) 04:37
4. Space Oddity (David Bowie) 04:52
5. From Out Of Nowhere (Faith No More) 03:20
6. All My Loving (Beatles) 01:44
7. Hocus Pocus (Focus) 06:44
8. Faith Healer (Alex Harvey) 07:08
9. Juggernaut (Frank Marino) 04:51
10. White Room (Cream) 05:46
11. Mexican (Babe Ruth) 05:48
12. Rat Bat Blue (Deep Purple) 05:30


Năm 2000, Helloween hoàn thành album "The Dark Ride" và phát hành vào tháng 10 tại châu Âu rồi vài tuần sau tại Nhật bản. Họ lại tiếp tục thành công vào đầu thế kỷ 21.

The Dark Ride - 2000



1. Beyond the Portal 00:45
2. Mr. Torture 03:28
3. All Over the Nations 04:54
4. Escalation 666 04:25
5. Mirror Mirror 03:44
6. If I Could Fly 04:09
7. Salvation 05:43
8. The Departed (Sun is Going Down) 04:36
9. I Live For Your Pain 04:00
10. We Damn the Night 04:06
11. Immortal 04:05
12. The Dark Ride 08:48


Rabbit Don't Come Easy - 2003



1. Just a Little Sign 04:26
2. Open Your Life 04:30
3. The Tune 05:37
4. Never be a Star 04:12
5. Liar 04:56
6. Sun 4 the World 03:58
7. Don't Stop Being Crazy 04:21
8. Do You Feel Good 04:24
9. Hell Was Made in Heaven 05:34
10. Back Against the Wall 05:46
11. Listen to the Flies 04:54
12. Nothing to Say 08:35


Keeper of the Seven Keys - The Legacy - 2005



Disc 1

1. The King for a 1000 Years 13:54
2. The Invisible Man 07:17
3. Born on Judgment Day 06:14
4. Pleasure Drone 04:08
5. Mrs. God 02:55
6. Silent Rain 04:21

Disc 2

1. Occasion Avenue 11:04
2. Light the Universe 05:00
3. Do You Know What You're Fighting For? 04:45
4. Come Alive 03:20
5. Shade in the Shadow 03:24
6. Get It Up 04:13
7. My Life For One More Day 06:51

King of Tharsh Metal

xx
Metallica

1 bài viết kinh điển made in Vietnam .Tớ xin mạn phép cop lại từ cafe-rock của tác giả rockarolla
Bài này đc viết từ cách đây khá lâu ,chắc khối người đã từng đọc qua rùi Grin

Dù muốn hay không, cũng phải công nhận rằng Metallica là một tượng đài sừng sững của ThrashMetal cũng như Metal nói chung.

Kill 'em All (1983) -------------------

Album đầu tay của Metallica đã làm choáng ngợp cả thế giới metal với những cú riff nghiến rít đầy tốc độ kèm theo là những lời ca đầy ý nghĩa và một thứ năng lượng mà ít có band nhạc nào thời đó có thể chuyển tải được, mặc dù phong cách sáng tác tương tự như Diamond Head và chịu nhiều ảnh hửơng của Motorhead. (hê hê xem trong VCD thời kỳ này thấy Metallica trả lời phỏng vấn: James không ngưỡng mộ ai cả, Lars khoái Diamond Head, Dave Mustaine thích Motorhead, còn Cliff thì chọn Black Sabbath cùng ZZTOP)

Với album được thai nghén trong gần 1 năm này, Metallica đã trình làng với một phong cách thật ấn tượng. Mặc dù thời gian này còn chưa hoàn chỉnh về nhân sự nhưng nhưng đã có nhiều bài hát kinh điển cho tới tận giờ như "The Four Horseman". Hẹ hẹ, bài hát này cũng được Dave Mustaine (sau bị đuổi vì tật nghiện rươu) chuyển đổi thành bài "Mechanix" xài bởi band mới Megadeth của hắn ta. Trong khi "Seek and Destroy" là bài tập trung chủ đề chính của album. KEA cũng đánh dấu bước khởi đầu của chuỗi những bài hát phản chiến của Metallica, mà có thể lấy các tác phẩm "For Whom The Bell Tolls", "One", Disposable Heroes"... là ví dụ tiêu biểu. Nhưng trong KEA có lẽ tao khoái nhất "Anesthesia(Pulling Teeth)", một bản sôlô bass trầm bổng của Cliff Burton. Khà khà, tao khoái bass nên có đôi chút thiên vị như vậy, và chắc chắn sẽ có nhiều đứa mê "Seek And Destroy" vặt tao chết. Hẹ hẹ.

Bang your head against the stage
Like you never did before
Make it ring, Make it bleed
Make it really sore-----Whiplash



Ride The Lightning-1983 -------------------------

Album thứ 2 của 'Tallica, phát hành sau KEA một năm. Right The Lightning được mở đầu bằng bài hát cùng tên, và vẫn giữ phong cách hung hăng cùng lời ca thông minh thậm chí còn đen tối hơn album trước. Bài hát mô tả những suy nghĩ cuối cùng của một người bị kết án tử hình, dấy lên những câu hỏi về tính nhân bản và đạo đức của bản án tử hình. Nhưng có lẽ những bài hát ác chiến nhất phải kể đến "For Whom The Bell Tolls" và "Fade To Black", mà bất cứ cu nghe rock nào cũng phải biết đến.

"For Whom The Bell Tolls" được đặt theo tên cuốn tiểu thuyết "Chuông nguyện hồn ai" nổi tiếng của nhà văn Ernest Hemmingway trong thời kỳ Thế chiến thứ I. Kế tục những bài hát phản chiến trước đó, trong tác phẩm này lại vẽ ra 1 bức tranh về ngu ngốc của chiến tranh cùng cái ý thích giết chóc để thoả mãn tham vọng của 1 cá nhân nào đó. Nhưng chính "Fade to Black" mới làm sửng sốt thế giới metal lúc đó. Liệu có thể một ban nhạc rock mới nổi lại có thể là cha đẻ của một bản ballad hay đến như vậy? Mặc dù có những ý kiến chỉ trích rằng "Fade to Black" (Ngả màu tăm tối") cổ súy cho trào lưu tự sát, nhưng chính các fan (hè hè, trong đó có tao) lại cho rằng bài hát thực ra lại giúp đỡ họ vượt qua những thời khắc khó khăn nhất trong cuộc sống. Mỗi bài hát đề cập đến vẫn đề này đều là con dao hai lưỡi, nếu không hiểu đúng là có tác dụng tiêu cực như chơi (hẹ hẹ, thèng marduk nhớ cho, không được dùng nick SuicideSolution nữa nhé). Bài này được sáng tác khi thiết bị khuyếch âm của ban nhạc bị đạo chích hỏi thăm, cũng không rõ có thành viên nào của Metallica có ý định tự sát không, như thực sự Fade đã làm nổ tung cả thế giới metal thời đó.

Một bài hát được ưa chuông khác là "Creeping Death" lại lấy ý tưởng từ ngày Lễ phục sinh và những trận dịch bệnh hoành hoành trong thế giới của các pharaông Ai Cập cổ đại. Album tuyệt vời này được kết thúc bởi 1 bản nhạc cụ (instrumental) "The Call of Ktulu" cũng tuyệt vời không kém. Bài này được truyền cảm hứng từ các tác phẩm của nhà văn chuyên viết truyện kinh dị HP Lovecraft. Kirk và Cliff lại rất khoái những cuốn truyện của lão này, đã cố thuyết phục các thành viên còn lại... và thành công.

No one but me can save myself for it's too late
Now I can't think, think why I should even try
Yesterday seems as though it never existed
Death greets me warm, now I will just say goodbye.
Goodbye-----Fade to Black



Master Of Puppets - 1986 ---------------------

Album thứ ba của Metallica được nhiều người coi là album hay nhất của họ, một trong những album đỉnh cao của thrashmetal (hà hà hà, mặc dù vẫn có ý kiến khác, như tao thích RTLN hơn). Với Master, Metallica đã thực sự nổi bật lên như 1 hiện tượng trong làng metal, tuy nhiên vẫn chưa thực sự được các nhà băng đĩa hàng đầu chú ý vì độ dài các bài hát. (hẹ hẹ nhưng lại là 1 trong những yếu tố mà các TallicaFan tôn sùng, riêng tao, ước gì bản instrumetal đầy phẫn nộ To Live is To Die cứ kéo dài mãi, khà khà). Mở đầu là Battery, một bài hát rất được ưa chuộng trong các buổi hoà nhạc, ngay sau đó là tác bài hát mang tên album - Master Of Puppets. Đây thực sự là một cuộc tổng tất công vào màng nhĩ của người nghe với tốc độ nhiều lúc lên tới không tưởng. Nó còn dành cho các fan 1 cảm giác nghỉ ngơi giả tạo lúc giữa bài trước khi lại bùng lên dữ dội, miêu tả sự ma lực khủng khiếp của ma tuý... cần sa thực sự là ông chủ của những con rối - con nghiện. (hẹ hẹ ơ nhưng mà Master cũng khiến tao bị mê hoặc hoàn toàn, giựt giựt như những con rối nhưng mà tao có nghiện đâu nhỉ?).


Laught out loud
Trong album này, Metallica cũng tung ra một bài nữa dựa theo tác phẩm kinh dị của lão Lovecraft đã kể trên, đó là "The Thing That Should Not Be". Và một bài hát phản chiến nữa cũng được thêm vào danh sách. "Disposable Heroes" - một câu chuyện kể về sự giân dữ và bị ép buộc của một người đàn ông còn cả 1 cuộc đời phía trước nhưng lại bị đưa đi làm một vật cống nạp cho chiến tranh. Album cũng ghi nhận một "Welcome Home" cùng một cống hiến vĩ đại nhất của Cliff Burton - bản nhạc cụ "Orion" - với tiếng bass là chủ đạo. (Tao có cảm giác bản instrumental nào của Metallica cũng rất hay). Nhưng tiếc thay, Master Of Puppets cũng chính là album cuối cùng của Cliff. Hic, trong một chuyến lưu diễn tại Thuỵ Điển, chiếc xe bus chở ban nhạc đã lật nhào, ngay lập tức đã mang đi một trong những tay bass kiệt xuất trong lịch sử nhạc rock. Nhưng Metallica vẫn đứng vững trước sự mất mát quá lớn này, và họ nhận ra rằng ở thế giới bên kia Cliff cũng muốn họ tiếp tục như vậy. Ban nhạc thu nạp thêm tay bass Jason Newsted (giọng khàn ****) từ Flotsam&Jetsam (cũng rất nổi tiếng) để lấp vào khoảng trống này. Trong khoản thời gian trên, Garage Days Re-Revisited được thu thanh năm 87 như là một thử nghiệm để giúp Jason vào guồng cùng với cả ban nhạc.

Back to the front!-----Disposable Heroes



...And Justice For All - 1988 -------------------------

Sau cái chết đầy mất mát của Cliff, các chàng trai của chúng ta đã vượt qua được thời kỳ khó khăn đánh dấu bởi sự ra đời của "...And Justice For All", một album mang chút hơi hướng black, đầy hận thù và có như tư tưởng đi ngược lại những chuẩn mực của luật pháp. "Blackened" mở đầu album với một tiếng nổ lớn lạ lùng phản ánh việc loài người đã tàn phá hành tinh này như thế nào và qua đó cũng chính là đào hố tự chôn mình. Ngay sau đó là bài hát mang tựa đề của album "...And Justice For All" là trộn lẫn của sự mỉa mai cũng như phản đối lại cái chính phủ đang bị đồng dollar sai khiến, nơi mà đồng tiền có thể mua được công lý. Chất metal được tiếp tục bằng bản "Eye of The Beholder", qua đó bộc lộ thói đạo đức giả của sự sửa đổi luật pháp vừa xảy ra tại nước Mỹ lúc đó, sự sửa đổi mà bề ngoài hứa hẹn đảm bảo quyền tự do ngôn luận, nhưng thực sự lại bị kiểm duyệt và hạn chế.

Cũng trong album này, Metallica tung ra bản ballad thứ 2 của họ - One.... Đây có lẽ là bài hát được biết đến nhiều nhất trong danh sách các bài hát phản chiến.... kể về câu chuyện của 1 người lính được trả về từ chiến trường, với sự trống rỗng về tâm hồn... bị bỏ rơi một mình trong cái vỏ bọc của thân xác. Bài hát này cũng là video đầu tiên của ban nhạc, trong video có sử dụng các hình ảnh của bộ phim "Johnny's Got his Gun" - một bộ phim có cùng nội dung với bài hát (hẹ hẹ, không phải Janie's got a Gun đâu nhé). Một cống hiến cuối cùng của Cliff Burton được ghi nhận trong "To Live is To Die", mặc dù Cliff đã chết vào thời điểm album được phát hành. Bài hát được viết nên từ rất nhiều các cú riff mà Cliff đã viết, và 1 đoạn lời ngắn trong bài cũng được lấy từ 1 bài thơ của anh. Tiêu đề của "To Live is To Die" tự thân cũng đã hàm ý rằng cái chết là một phần tất yếu của cuộc sống, và dường như nó cũng phản ánh tâm trạng của Metallica. Giữ hình ảnh của Cliff trong tâm khảm, nhưng họ vẫn phải tiếp tục tiến bước đến thành công...

"When a man lies, he murders some part of the world. These are the pale deaths which men miscall their lives. All this I cannot bear to witness any longer. Will not the kingdom of salvation take me home?"-----To Live is to Die, lời viết bởi Cliff Burton



Metallica - 1991 ---------------------


Album đoạt giải Grammy này đã quá nổi. Và nó cũng thực sử nổi lền phềnh trên top 100 của bảng xếp hạng Bilboard trong nhiều năm kể từ khi phát hành. Với album này, Metallica đã khiến metal thực sự được chú ý và nổi tiếng, một thành quả mà có lẽ chỉ Black Sabbath - ông tổ của metal - có được. Được biết đến với cái tên không chính thức là "Black Album" (ở Việt Nam gọi trống không là album 91, hẹ hẹ, nó đã sản sinh ra một loạt các tác phẩm xuất sắc (khà khà... mặc dù tao đụ khoái bằng 3 album trước). Chuỗi thành công này được khởi đầu bằng "Enter Sandman", rất hay mặc dù chỉ là một bản rock đơn giản, về cách chơi cũng như lời ca. Bài thứ hai, "Sad But True" nổi lên với những cú giật đột ngột khủng khiếp, trong đó James đóng vai một ma quỷ đang nói chuyện với một vật thể đã bị tước đoạt hết suy nghĩ và trở thành vật cống nạp vô tri vô giác. Môt hit nữa cùng "Nothing Else Matters" cũng lặng lẽ tiến vào các bảng xếp hạng là "The Unforgiven" (những kẻ không được tha thứ, kể về một người từ bé đã được dạy bảo chỉ để tuân lệnh và khi về già trở nên căm phẫn những ai đã ngăn cản không cho anh ta được làm chính mình.

Một bài hát được ưa thích khác là "Wherever I May Roam", trong đó hiện lên hình ảnh của một kẻ lang thang... và tâm hồn của hắn vẫn tiếp tục lang thang sau cái chết. Và thật kỳ lạ, niềm tin của Metallica vào nước Mỹ lại sống lại trong "Don't Tread On Me", một sự cổ suý cho nền quân sự quốc gia. Cái tên Don't Tread On Me được lấy từ các lá cờ trên các tàu Thuỷ quân trong thời kỳ cách mạng nước Mỹ. Cả cái hình con rắn trên bìa album cũng giống với hình trên những lá cờ này. Và cuối cùng, "The God That Failed" dường như là một bài hát cá nhân dành riêng cho James. Bằng việc kể một câu chuyện về cặp vợ chồng xuất thân từ gia đình Thiên chúa giáo đã chấp nhận những con của họ bị chết mà không nhờ đến y học chạy chữa, James qua đó đã giáng một đòn vào thứ Tôn giáo mà anh tin đã thực sự giết **** của James. (hẹ hẹ, gia đình James cũng có nguồn gốc Thiên chúa Giáo, và căn bệnh ung thư đã cướp đi ngừơi mẹ của James... mẹ anh từ chối sự chạy chữa và khăng khăng tin rằng rồi Chúa sẽ giúp bà.(?!). Bệnh tình ngày càng nặng, bà vẫn từ chối y học và đã chết.) Và trong trường hợp này chính là The God That Failed.

"I see faith in your eyes.
Never you hear the discouraging lies.
I hear faith in your cries.
Broken is the promise, betrayal.
The healing hand held back by the deepened nail.
Follow the God that failed."-----The God that Failed